Năm 2008, 2009 và 2010 là quãng thời gian khó khăn cho toàn hệ thống các doanh nghiệp nói chung và hệ thống các doanh nghiệp thuộc CJSC nói riêng khi phải đối đầu với sự biến động đi xuống của nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam. Năm 2008, mở đầu cho giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà gốc gác là từ khủng hoảng trong lĩnh vực nhà đất ở nước Mỹ xa xôi. Năm 2009, là đỉnh cao của khủng hoảng và cũng là giai đoạn tác động mạnh mẽ nhất của khủng hoảng tới kinh tế Việt Nam khi mà Chính phủ đã phải cung cấp các gói kích cầu trị giá hàng tỉ đô dưới nhiều hình thức để hỗ trợ nền kinh tế, chủ yếu là dưới hình thức ưu đãi lãi suất. Năm 2010, lần đầu tiên kinh tế Việt Nam và thế giới đã được chứng kiến sự phục hồi một tín hiệu mừng cho các doanh nghiệp Việt. Nói thế, để chúng ta có thể hình dung được con đường phát triển của toàn bộ nền kinh tế cũng như là con đường phát triển của CJSC cùng hệ thống thật “ gập ghềnh và chông gai”.
Năm 2008, doanh thu từ hoạt động xây dựng, các dịch vụ tư vấn thiết kế, thiết kế, cung cấp sản phẩm nội thất của toàn hệ thống CJSC đạt con số gần 100 tỷ, một con số ấn tượng của những doanh nghiệp trẻ. Tuy nhiên, sản lượng năm 2008 có được không phải hoàn toàn do thực hiện các hợp đồng kinh tế ký năm 2008 có được mà một phần do việc thực hiện các hợp đồng ký năm 2007 đẩy sang. Các hợp đồng xây dựng ký năm 2008 gồm hợp đồng xây lắp nhà máy hóa chất Vitop (Chủ đầu tư Hồng Kông) giá trị hợp đồng 14 tỷ VNĐ, hợp đồng xây lắp nhà máy May xuất khẩu PS- Vina (Chủ đầu tư Hàn Quốc) giá trị gần 30 tỷ VNĐ, hợp đồng xây lắp Cảng nội địa ICD-Lào Cai giá trị 27 tỷ VNĐ tuy nhiên do được ký vào ngày 29 tháng 12 năm 2008 nên sản lượng của công trình được đẩy sang năm 2009.
Năm 2009, năm cao điểm của khó khăn, với việc các dự án trong và ngoài nước giảm sút nghiêm trọng, các dự án đầu tư đã đăng ký nhưng tạm dừng do thiếu vốn đầu tư, chính yếu tố này đã gây rất nhiều khó khăn cho CJSC. Trong năm có 3 hợp đồng được ký kết mới là hơp đồng xây lắp công trình dệt Bizt tại khu công nghiệp Đình Trám, giá trị hợp đồng là 10 tỷ VNĐ; hợp đồng xây lắp nhà máy Shinec 15 tỷ VNĐ, Chợ Noongbua và các kiot bao quanh trị giá gần 10 tỷ. Trong năm 2009 cũng đánh dấu sự đa dạng hóa trong sản xuất kinh doanh của Công ty bằng việc thành lập chi nhánh chuyên kinh doanh phân phối các sản phẩm nội thất và với lĩnh vực kinh doanh mới này bước đầu đã mang lại cho CJSC hiệu quả nhất định. Một nỗ lực của tập thể lãnh đạo và cán bộ CNV công ty là đã cùng nhau thực hiện xây dựng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Iso 9001:2008 với mục đích đưa hoạt động của công ty từ văn phòng tới công trường ngày một chuyên nghiệp và có hệ thống hơn. Và kết thúc năm 2009, ở đỉnh điểm của sự khó khăn, CJSC đạt được sản lượng năm tính cho cả hệ thống là gần 70 tỷ VNĐ, có một điểm dễ nhận thấy là hợp đồng mới ký với chủ đầu tư FDI năm 2009 đã không xuất hiện (giai đoạn năm 2007 trở về trước khách hàng chủ yếu mà CJSC hợp tác và ký kết là các Chủ đầu tư thuộc nguồn vốn FDI).
Năm 2010, một năm được đánh giá là chưa hết khó khăn nhưng có nhiều thay đổi tích cực đối với một doanh nghiệp 8 năm kinh nghiệm. Sản xuất kinh doanh của công ty đã thêm một hướng mới thể hiện sự năng động, linh hoạt của một doanh nghiệp trẻ đó là: “ Đầu Tư”, tuy chưa nhiều nhưng đây thực sự là một quyết tâm từ Lãnh đạo công ty. Việc đầu tư theo hình thức BOT nhà ăn SV ĐH Thái Nguyên tại khuôn viên tổ hợp ký túc xá ĐH Nông Lâm (trực thuộc ĐH Thái Nguyên) đã hoàn thành và đưa vào vận hành khai thác kinh doanh. Cổ phần vào nhà máy sản xuất đồ nội thất Gỗ và Kim loại Shinec tại Hải Phòng (một nhà máy chuyên sản xuất sản phẩm nội thất phục vụ xuất khẩu là chủ yếu), nhà máy này đã cơ bản hoàn thành và đã đi vào sản xuất ra những lô hàng sản phẩm đầu tiên. Bên cạnh việc hướng vào lĩnh vực đầu tư, CJSC vẫn chú trọng khai thác nhận thầu các công trình xây dựng (một trong những hoạt động mũi nhọn, truyền thống và là nền tảng phát triển của công ty).Trong năm, CJSC cũng đã tham gia ký kết một số hợp đồng xây dựng (với tư cách tổng thầu) như: xây dựng nhà máy thực phẩm chức năng Việt Đài-KCN Ninh Hiệp, Nhà máy may Hồ Gươm tại Thanh Hóa và Hà Nam, Trường Quốc tế Kinh Bắc-Tp.Bắc Ninh. Bên cạnh đó, công ty cũng tiếp tục triển khai các công việc xây lắp và hoàn thiện các công trình được ký kết từ năm trước.
Nửa đầu năm sản xuất kinh doanh 2011 đã trôi qua khi nền kinh tế chung cả nước vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn, tuy nhiên với việc ký tổng thầu công trình nhà máy sản xuất Silanh-Pitton Seiko tại KCN Đình Trám một nhà máy 100% vốn Nhật Bản, hạng mục phụ công ty Yazaki-KCN Nomura, Hải Phòng và việc vận hành trơn tru nhà ăn SV ĐH Thái Nguyên đã tạo cho CJSC một lợi thế nhất định và là điểm tựa tạo sức bật của một năm hoạt động kinh doanh; cũng tại thời điểm này, CJSC đang gấp rút thực hiện việc hoàn thiện và bàn giao 5 công trình nhà máy trong nửa đầu tháng 7 bao gồm: Nhà máy Seiko- KCN Đình Trám, nhà máy thực phẩm chức năng Việt Đài- KCN Ninh Hiệp, Nhà máy nội thất Kim loại Shinec -Hải Phòng, 2 nhà máy May Hồ Gươm tại Thanh Hóa và Hà Nam. Từ công trường Bắc Giang, Hà Nội đến công trường Hải Phòng, Hà Nam, Thanh Hóa đang tràn gập không khí hăng say lao động sản xuất của những cán bộ công nhân viên mang thương hiệu CJSC
Trong thời gian tới sẽ vẫn còn nhiều khó khăn do khách quan nền kinh tế mang lại song hệ thống CJSC đang được vận hành trơn tru bởi công ty hiện đang sở hữu một nguồn nhân lực năng động, sáng tạo có chuyên môn cao cùng nguồn tài chính ổn định phục vụ sản xuất kinh doanh. CJSC tin tưởng tuyệt đối vào sự tăng trưởng của hệ thống trong các năm kinh doanh tiếp theo; tìm ra lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh đem lại hiệu quả cho công ty, lợi ích cho người lao động luôn là ưu tiên hàng đầu của ban lãnh đạo công ty.
Phú Lân